Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

Căn khoảng trống khi lái xe ô tô

Bám quá sát xe trước là một trong những nguyên nhân gây tai nạn bởi khi đó tài xế bị chắn tầm nhìn. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn mới học lái xe ô tô cách căn khoảng trống sao cho hợp lý.

Tạo khoảng trống an toàn phía trước

Khoảng trống phía trước an toàn cần lớn hơn đoạn đường mà xe di chuyển tính từ lúc tài xế nhận biết mối nguy hiểm có ý định dừng cho đến khi xe dừng hẳn. Cần thời gian khoảng ba phần tư giây để người lái quan sát và đưa ra quyết định dừng. Cũng cần thêm từng ấy thời gian nữa để bạn thực hiện thao tác đạp phanh. Kể từ thời điểm này, xe bắt đầu giảm tốc lại.
Căn khoảng trống khi lái xe ô tô
Quãng đường xe chạy từ khi tài xế nhận thấy nguy hiểm đến khi xe dừng hẳn.
>>> hoc phi bang lai xe b2
Theo khuyến cáo, khoảng cách an toàn với xe phía trước tương đương với quãng đường mà xe đi được trong khoảng thời gian 2 giây với điều kiện thời tiết bình thường và đường tốt. Tăng lên 3 giây nếu đi trên đường cao tốc, 4 giây khi đi trong thời tiết xấu, mặt đường không bằng phẳng hoặc đường trơn trượt. Căn khoảng thời gian ít nhất 3 giây nếu bị hạn chế tầm nhìn phía trước.

Kỹ thuật đo khoảng trống 3 giây

Kỹ thuật đo khoảng trống 3 giây - bước 01
Lựa chọn đối tượng mốc cố định ngang xe trước tại thời điểm muốn đo.
 >>> cach lai xe oto
Kỹ thuật đo khoảng trông 3 giây - bước 02
Nhẩm phép 3 tính cộng “1000+1; 1000 + 2; 1000 + 3”.

Kỹ thuật đo khoảng trống 3 giây - bước 03
Nếu đối tượng mốc ngang tầm xe khi đọc đến “3” có nghĩa rằng khoảng cách với xe phía trước là 3 giây.

Căn khoảng trống ở phía sau

Không thể căn khoảng trống phía sau theo cách trên. Để dừng xe thì giải pháp là giảm tốc một cách từ từ, kéo dài thời gian để xe sau phản ứng. Một lựa chọn khác là chuyển làn đường, hoặc tấp vào để để xe sau vượt.

Căn khoảng trống an toàn hai bên

Trong việc di chuyển thông thường thì cần ít nhất 1 mét khoảng trống mỗi bên. Nới rộng khoảng cách lên mức nhiều nhất có thể khi chạy với tốc độ cao, tầm quan sát bị hạn chế hoặc phải vượt người đi bộ, đi xe đạp.

Vị trí xe trong làn đường

Với ô tô trên đường 2 chiều, hãy di chuyển vào vị trí gần vạch tim đường, điều này sẽ hạn chế việc xe khác lấn vào làn đường mà xe bạn đang chạy.
Khi đi ở làn rìa, cần để ý mối nguy hiểm từ bên lề ví dụ như cánh cửa xe khác có thể mở ra. Trong hầu hết các trường hợp hãy lái xe ở vị trí giữa làn.
Tránh lái xe vào khu vực điểm mù của xe khác. Nếu cần vượt phải ra tín hiệu và thực hiện nhanh chóng. Trên tuyến đường có nhiều làn, làn đường bên phải thường an toàn hơn bên trái. Luôn giữ đúng làn khi tới gần các điểm dừng đèn đỏ.

Chọn khoảng trống an toàn

Không gian cần thiết để xe vượt qua ngã tư an toàn hoặc nhập vào dòng xe được gọi là khoảng trống. Trên thực tế, để có khoảng trống đủ lớn đảm bảo an toàn thì không phải lúc nào cũng dễ dàng. Để căn được khoảng trống an toàn cần đánh giá các yếu tố: tốc độ lưu thông của dòng xe trên đường, thời gian thao tác của tài xế, thời gian tăng tốc để đạt tốc độ di chuyển của dòng xe.
Nếu dừng xe trước đèn đỏ, trong điều kiện không phức tạp, hầu hết các phương tiện di chuyển cần 2 giây để đi thẳng, 5 giây để thực hiện rẽ phải rồi đạt tốc độ 50 km/h, 7 giây để thực hiện rẽ trái và đạt tốc độ 50 km/h.

Phương pháp giảm tốc độ trong học lái xe ô tô

1. Giảm tốc độ bằng phanh động cơ
Khi xe ôtô đang chuyển động trên đường, muốn giảm tốc độ cần nhả hết bàn đạp ga để động
cơ làm việc ở chế độ không tải. Lúc này quán tính và ma sát trong hệ thống sẽ làm giảm tốc
độ chuyển động của ôtô. Biện pháp này gọi là phanh động cơ.

Khi xuống dốc cao nguy hiểm hoặc chạy trên đường trơn lầy, đê bảo đảm an toàn cần sử
dụng phương pháp phanh động cơ, càng gài số thấp, hiệu quả phanh càng cao.
2. Giảm tốc độ bằng phanh ôtô
- Phanh để giảm tốc độ: Nhả bàn đạp ga để phanh động cơ rồi chuyển chân từ bàn đạp ga
sang bàn đạp phanh và đạp phanh với mức độ phù hợp để tốc độ xe ôtô giảm theo yêu cầu.
Trường hợp này không nên cắt ly hợp.

- Phanh để dừng xe ôtô: Nếu phanh chướng ngại vật còn xa thì phanh nhẹ; nếu cách
chướng ngại vật quá gần phải đạp phanh gấp. Để động cơ không bị tắt, khi phanh phải tắt ly
hợp.
3. Giảm tốc độ bằng phương pháp phanh phối hợp

Khi ôtô chuyển động xuống dốc dài hoặc trên đường trơn lầy, để bảo đảm an toàn cần phối
hợp vừa phanh động cơ (về số thấp), vừa phanh chân, thậm chí trong 1 số trường hợp nguy
hiểm phải sử dụng cả phanh tay.

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

LỚP TRUNG TÂM HỌC LÁI XE B2


LỚP TRUNG TÂM THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO SỰ SẮP XẾP CỦA NHÀ TRƯỜNG
Học phí 5.000.000 học viên tự túc chi phí phát sinh (hồ sơ, giấy khám sức khỏe, thuê xe chíp...)

 học lái xe ô tô tại hà nội
  QUY TRÌNH HỌC TẬP LỚP TRUNG TÂM:
           Để đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như chất lượng học tập của mỗi học viên khi ra trường không những có được GPLX mà có được cả những kỹ năng lái hoàn chỉnh và kinh nghiệm lái xe trong mọi địa hình. Trung Tâm đã có ưu sách riêng mà không phải Trung Tâm dạy lái xe ô tô nào cũng có được.
Sau khi nhập học, học viên chỉ cần xuất trình thẻ là được tham gia tất cả các buổi học, học thực hành, học giã ngoại, học lý thuyết luật GTĐB. Số ngày học và các buổi học do học viên tự liên hệ.

* Lý thuyết:

Học viên sẽ được cung cấp sách học luật GTĐB và phần mềm chương trình sát hạch lý thuyết trên máy tính. Dưới sự hướng dẫn, trợ giúp của giáo viên dạy lái xe, học viên có thể học trên máy tính tại phòng học lý thuyết luật GTĐB của Trung Tâm. Hoặc có thể tự học ở nhà.

* Thực hành:

Sau khi đăng ký học, học viên sẽ được cấp 01 thẻ học viên miễn phí. Thẻ này có giá trị học thực hành, học giã ngoại, học lý thuyết luật GTĐB trên máy tính. Học viên đi học theo sự sắp xếp của nhà trường.

* Thời gian và địa điểm học tập:

- Thời gian học: Thực hành, dã ngoại, luật GTĐB. Học viên tự lựa chọn ngày học. Học tất cả các ngày trong tuần từ 7h sáng đến 17h chiều.

- Địa điểm học: Học viên sẽ mang theo thẻ, tập trung tại bãi gửi xe số 1 Sân vận động Mỹ Đình. Xe chở học viên của Trung Tâm sẽ đưa học viên đến sân tập lái của Trung Tâm để ghép lớp và nhận thầy giáo để học tập, trưa học viên nghỉ tại Trung Tâm (học viên tự túc ăn trưa).

* Thi chứng chỉ và sát hạch

Thi chứng chỉ:

Sau thời gian đăng ký học, Trung Tâm tổ chức thi cấp chứng chỉ sơ cấp nghề cho học viên. Kỳ thi này tổ chức làm 2 lần, nếu lần 1 học viên bận hoặc vì lý do gì mà không tham gia được, học viên có thể tham gia thi lần 2.

Phần thi gồm: Lý thuyết luật GTĐB và thực hành tay lái trên sa hình

Thi thực hành:

Sau khi thi chứng chỉ đạt, học viên được tham gia kỳ thi sát hạch cấp GPLX do sở GTVT TPHN tổ chức (thi tại Trung Tâm).

Phần thi gồm: Lý thuyết luật GTĐB - Thực hành tay lái trên sa hình - sát hạch trên đường trường.

* Chi phí đào tạo : 5.000.000VND (Chưa tính chi phí phát sinh)

Số tiền trên không bao gồm: ăn ở, chống trượt, hồ sơ, giấy khám sức khỏe, giáo viên hướng dẫn, thuê xe gắn chíp, lệ phí thi sát hạch, lệ phí thi lại (nếu phải thi lại sát hạch).

* Quyền lợi của học viên:

Trong quá trình tham gia khóa học nếu vì lý do công việc, sức khỏe mà không tiếp tục theo học được. Học viên sẽ được bảo lưu sang các khóa tiếp theo mà không phải đóng thêm bất kỳ khoản chi phí nào.

* Thủ tục nhập học:

10 ảnh 3x4 chụp chân dung (áo somi có cổ) + 02 bản chứng minh thư photo (không cần công chứng)

Học viên đi học ngay sau khi đăng ký khóa học lái xe.

Học viên học, thi chứng chỉ, thi sát hạch lái xe tại Trung tâm.
Toàn cảnh sân tập và thi sát hạch:
- Diện tích sân tập: Trên 4 ha.
- Quy mô: Trung tâm có 02 sân tập và thi sát hạch tại trung tâm, 01 hội trường lớn, 01 hội trường nhỏ, 02 phòng học nghiệp vụ vận tải, 02 phòng học kỹ thuật lái xe, phòng học luật giao thông, nhà điều hành, nhà ở cho giáo viên, học viên ở xa, căng tin phục vụ ăn uống, cây xăng, xưởng sửa chữa, nhà để xe...
- Lưu lượng học viên có thể đáp ứng: 1.450 học viên
- Giáo viên dạy lái xe: Trung Tâm có trên 200 giáo viên.
- Số xe tập: Trên 200 xe đời mới nhất mang nhãn hiệu Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Gần 50 xe có gắn thiết bị cảm ứng và chấm điểm tự động phục vụ cho công tác tập luyện tổng ôn và thi sát hạch

                 hoc lai xe | day lai xe | dao tao lai xe

Xe thiết bị học và thi sát hạch:

Những bài học lái xe cơ bản: Lưu ý khi lái xe số sàn



Để có thể chủ động kiểm soát tình huống trên đường cũng như đạt mức tiêu hao nhiên liệu hợp lý hơn khi sử dụng một chiếc xe số sàn, bạn nên chú ý đến một số thao tác lái xe sau đây:
học lái xe ô tô tại hà nội
1. Ra vào số đúng tốc độ
Ngoài việc biết lái xe, bạn phải đi thế nào là tốt nhất cho xe như tránh mài côn, sang số khi máy còn yếu. Có một thực tế là hầu hết các bác tài ở Việt Nam thường sang số khi máy chưa đủ vòng tua khiến xe bị ì, không thoát máy. Nếu bạn chưa đạt đủ tốc độ đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc được (chạy ép số). Thông thường các hãng xe đều có ngưỡng sang số hợp lý không giống nhau nhưng trung bình vào khoảng 2.500 vòng/phút khi từ số 1 vào số 2. Nếu vào số hợp lý xe sẽ khỏe để vào các số sau và giữ cho máy bền hơn, cộng với thao tác sang số nhanh (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), xử lý chướng ngại vật trên đường tốt, bạn sẽ đi được nhanh và êm hơn.
2. Sử dụng chân côn hợp lý
Khi sử dụng côn, điều làm côn mau mòn không phải là do dùng nhiều hay chạy rà côn mà chính là bạn cho côn tiếp xúc với bánh đà của máy một cách đột ngột hoặc tốc độ bánh đà của máy và sơ cấp ly hợp khi tiếp xúc không cùng vận tốc, tốc độ xe với vòng tua máy không phù hợp. Khi đạp – nhả côn, nếu xe bạn không khựng lại hoặc vọt tới có nghĩa là bạn thao tác đúng, khi nhả côn tiếng máy không thay đổi, tốc độ xe vẫn di chuyển êm ái là được.
Xe số sàn có nhược điểm so với số tự động là ở chân côn nhưng cũng lại có ưu điểm hơn xe số tự động cũng là nhờ chân côn, bạn hãy sử dụng nó nhiều hơn nếu không nó sẽ chẳng phát huy được ưu điểm của nó. Chỉ đạp chân côn khi thay đổi số là chưa tận dụng được ưu thế của nó. Khi chạy đường xấu bạn nên cắt côn tùy lúc để xe tránh bị giằng – giật. Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.
3. Chú ý khi dùng phanh tay
Nhiều tài xế thường sử dụng phanh tay khi đề-pa ngang dốc và nếu có dấu hiệu tụt dốc lại xiết phanh tay. Thật ra phanh tay không được thiết kế cho khả năng dừng khi xe đang chạy, mà chỉ yêu cầu là giữ xe đứng yên khi xe đã dừng. Nếu cố gắng dừng xe mà chỉ dùng phanh tay thì sẽ thấy nó không thích hợp và nguy hiểm như thế nào. Nếu phanh tay không nhả ra hoàn toàn khi xe đang chạy sẽ dẫn đến sớm bị mòn, bố phanh láng bóng do hiện tượng trượt bố phanh, nhưng điều nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng. Bạn nên dùng cách đề-pa truyền thống lúc học lái xe, sẽ an toàn và dễ sử dụng hơn.
4. Đề-pa lên dốc khi đường tắc đường
Nếu dùng theo cách như lúc học lái là dùng “côn – phanh tay – ga” hoặc “côn – phanh chân – ga” liên tục khi tắc đường trên dốc sẽ khiến bạn vã mồ hôi, chân tay bạn mỏi nhừ. Để depa lên dốc liên tục khi bị tắc đường ở dốc, bạn cần phải luyện thêm thật nhuần nhuyễn “côn – ga”, để có thể giữ xe đứng trên dốc chỉ bằng côn – ga nghĩa là âm côn và mớm ga vừa phải để xe đứng tại dốc, nếu xe có hiện tượng lùi bạn nên thêm chút ga, nếu xe hơi nhích bạn giảm chút ga.
5. Sai lầm dẫn đến tụt dốc khi đề-pa
Điều sai lầm dẫn đến các tài xế bị tụt dốc lúc đề pa là quá trình nhả côn:
- Không điều khiển đc chân côn dẫn đến nhả côn quá tầm dẫn đến chết máy.
- Trước khi nhả côn, phải ga thốc lên tầm vòng tua máy 1.500-2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn lại không giữ đều chân ga khiến đầu xe sẽ không ngóc lên được.
- Khi nhả côn, đầu xe chưa ngóc lên đã cắt phanh tay, khả năng tụt dốc là 95%, bạn vẫn chỉ có thể cứu bạn nếu nhả thêm chút côn và ga thốc lên.
- Sau khi cắt phanh tay, không giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay. Khả năng tụt dốc là 98%, 2% cho bạn bình tĩnh đạp côn, phối hợp với phanh và kéo phanh tay để thực hiện lại cú đề-pa.
Tóm lại trong quá trình từ lúc bắt đầu thực hiện cú đề-pa ngoạn mục của bạn thì tay phải của bạn luôn cầm lấy cái phanh tay và hãy thật bình tĩnh. Đối với những xe máy còn ngon có thể đề-pa như sau mà không cần kéo phanh tay:
- Đạp côn với phanh để dừng trên dốc.
- Khi đi, bạn hơi nhả côn thật từ từ, khi thấy xe rung rung lên, chuyển chân phanh sang chân ga, ga thốc lên, đảm bảo lên dốc 100%. Cách này chỉ dùng cho thời gian đỗ xe ngắn, nếu không sẽ xảy tình trạng mỏi chân.
6. Về “mo” khi nào?
- Khi đang đi trên đường mà trả xe về số 0 là việc không nên làm vì thực tế không tiết kiệm xăng bao nhiêu mà còn làm cho quán tính của xe tăng lên đột ngột, khiến bạn sẽ khó mà kiểm soát được tốc độ, dễ bị mất lái, nếu ngay lúc đó gặp chướng ngại vật cần đạp phanh ngay thì phanh cũng không mấy hiệu quả.
- Về số 0 khi xuống dốc là một việc làm hết sức nguy hiểm, vì khi đó tốc độ xe tăng theo gia tốc, không tài nào phanh phát huy tác dụng.
- Khi xe sắp đến đèn đỏ, bạn trả xe về số 0 để cho xe trôi tự do đến vạch dừng đèn đỏ cũng không nên bởi vì nếu phanh xe bạn không ăn thì xe của bạn sẽ đâm vào xe phía trước hoặc nếu có chướng ngại vật xuất hiện bất chợt phía trước thì bạn cũng khó tránh được vì khi đó xe bạn đã ở số 0 và xe của bạn đã ko còn động năng để mà di chuyển tiếp nữa.
Tóm lại khi đang di chuyển bạn nên hạn chế về số 0. Nếu gần đến vạch đỗ đèn đỏ bạn nên chủ động về số thấp để vừa giảm tốc độ chuẩn bị dừng đỗ vừa vẫn có thể duy trì tốc độ chủ động di chuyển khi cần tránh chướng ngại vật xuất hiện bất ngờ.
7. Không nên nổ máy và đi ngay vào buổi sáng
Đây là thời điểm động cơ dễ bị ăn mòn và hỏng nhất. Sau khoảng thời gian dài không vận hành, đa phần dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ. Hệ thống xi lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt. Khởi động động cơ vào lúc này cần có khoảng thời gian nhất định để dầu có thể được bơm lên xi-lanh một cách đầy đủ. Sau đó bật chìa khóa điện khởi động và để động cơ nổ ở chế độ chờ trong khoảng nửa phút tới một phút trước khi vận hành

Làm gì khi xe máy của bạn vừa lội nước?

Làm gì khi xe máy của bạn vừa lội nước?

(Học lái xe | hoc lai xe | dạy lái xe) – Tất cả xe máy được thiết kế không phải để lội nước, hầu hết các bộ phận của xe chỉ hoạt động tốt trong điều kiện khô ráo. Tuy nhiên, cũng có những chiếc xe có thể đi qua được đoạn đường ngập sâu đến tận yên, nhưng những nguy cơ tiềm ẩn sẽ là rất lớn nếu không được bảo dưỡng ngay sau đó

Xe máy của bạn không nổ được khi qua những đoạn đường ngập nước, việc đầu tiên ta làm là lau và làm sạch bugi để xe có thể nổ được trở lại. Đây là công việc khá đơn giản, nhưng không phải là cách tốt để khắc phục tốt xe ngập nước.
Việc lau bugi chỉ giải quyết được máy nổ tạm thời. Muốn máy không bị ảnh hưởng thì phải thay dầu ngay. Vì trong xe máy bộ điều chỉnh áp suất (các-te) bao giờ cũng có lỗ cân bằng áp suất. Lỗ này phải thường xuyên hút và đẩy không khí ra để áp suất trong và ngoài máy được cân bằng.

Chỉ cần nước ngập qua lỗ cân bằng áp suất là sẽ bị hút vào trong. Vậy nên, nhiều xe ngập nước vẫn nổ tốt nhưng thực tình nước đã chui vào trong máy. Thậm chí, kể cả khi nước ngập các-te, máy vẫn có thể nổ được.
Song nước sẽ làm cho dầu bị hỏng trong vòng vài ngày (dầu bị mất hết độ nhớt) dẫn đến các bộ phận khác như biên, xi lanh, đầu bò… cũng hỏng theo.
Thêm nữa, với việc hệ thống điện bị nước tấn công, chiếc xe của bạn hoàn toàn có thể bị cháy, nổ dẫn đến việc toàn bộ hệ thống điện phải thay mới.
Vì vậy, để khắc phục đối với chiếc xe bị ngập nước nặng và tránh chiếc xe bị hỏng hơn bạn nên chịu khó dắt xe đến đại lý gần nhất và thực hiện một số biện pháp sau.
Tháo bu-gi lau thật khô rồi lắp trở lại. Khóa xăng và xả hết số xăng cũ còn đọng lại trong bộ chế hòa khí.
Xả toàn bộ dầu trong khoang máy, vệ sinh khoang máy bằng loại dầu nhớt chuyên dụng. Cuối cùng là thay dầu mới để đảm bảo không còn một chút nước nào còn sót lại trong khoang máy.
Sấy khô và làm sạch các đầu mối trong hệ thống điện. Các tạp chất trong nước ngập thường rất nhiều và thường bám vào các mối tiếp xúc trong hệ thống điện, do vậy nếu không làm sạch sẽ dẫn đến các mối nối bị ăn mòn hoặc ô xy hóa trong quá trình sử dụng.
Làm khô hệ thống phanh của xe để giảm thiểu khả năng bị chai má phanh, sử dụng mỡ hoặc dầu máy để tẩy sạch tạp chất dính trên xích, chân phanh và cần khởi động.
Tóm lại, để tốt cho chiếc xe, bạn nên tránh những đoạn đường ngập nước, nếu bất đắc dĩ phải đi qua thì nên đi số thấp, kéo ga đều (không được phép giảm ga). Khi xe có chạy tốt qua đoạn đường ngập nước đó thì sau đó cũng phải thay dầu, còn nếu chết máy thì phải mang xe ra thợ để rửa máy ngay.

BẠN ĐÃ LÁI XE MÁY ĐÚNG CÁCH CHƯA

Cách tiết kiệm nhiên liệu cho xe máy 

hoc lai xe o to | day lai xe o to | dao tao lai xe o to

Trong thời gian gần đây, cuộc thi “Lái xe sinh thái, tiết kiệm nhiên liệu” của Honda đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ phía các bạn trẻ. Mặc dù là cuộc thi về kỹ thuật nhưng cuộc thi được mở rộng đến đông đảo các thành phần tham gia dù họ không phải là những chuyên gia về cơ khí chế tạo.
Thay vào đó, những người tham gia chỉ cần có niềm đam mê, sức sáng tạo và một chút kiến thức về xe máy. Về cơ bản, đây là cuộc thi thiết kế, chế tạo xe dựa trên động cơ của Honda sao cho tiết kiệm nhiên liệu nhất. Ngoài hạng mục xe tự chế 3 hoặc 4 bánh được thiết kế mới hoàn toàn, Honda còn đưa vào cuộc thi hạng mục xe thị trường. Trong đó, các đội thi được phép thay đổi thiết kế cũng như cấu tạo động cơ trên chiếc xe máy Honda 110 phân khối để có thể đạt mức tiêu thụ nhiên liệu thấp nhất.
Trong thực tế sử dụng, đại đa số người dùng đều khó có thể thay đổi thiết kế cũng như cấu tạo động cơ của xe để tối ưu hóa mức tiêu thụ nhiên liệu. Nhân cuộc thi “Lái xe sinh thái, tiết kiệm nhiên liệu”, chúng tôi sẽ gửi đến những người dùng phổ thông một số thông tin cơ bản để có thể cắt lượng mức tiêu thụ nhiên liệu cho xe máy.
Kỹ thuật lái và thói quen đi xe
Kỹ thuật lái xe của người điều khiển phương tiện có ảnh hưởng không nhỏ đến lượng nhiên liệu tiêu thụ. Một chiếc xe máy sẽ đạt được mức tiêu thụ nhiên liệu tối ưu khi hoạt động đúng với công suất của động cơ. Điều này đồng nghĩa với việc người điều khiển xe máy cần phải chú ý đến cách điều phối tay ga hợpvà đều đặn.
Đối với các dòng xe số, việc điều tiết tay ga phù hợp với tốc độ và số của động cơ sẽ giúp xe tiêu thụ nhiên liệu ít hơn. Khi bắt đầu đi, người lái xe nên đi từ số thấp lên cao và giữ đều tay ga. Đối với các dòng xe ga, việc này sẽ đơn giản hơn vì hệ thống hộp số của xe sẽ tự động chuyển số cao hơn khi đạt được tốc độ cần thiết. Tuy nhiên, người lái xe ga vẫn phải nhớ điều khiển tay ga một cách đều đặn.

Đối với tất cả các loại xe máy, khi người lái bất ngờ rồ ga để tăng tốc, xe sẽ tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn bình thường. Khi đó, động cơ sẽ hút nhiều gió và nhiều xăng hơn mà công suất thực tế của xe lại không đủ để đưa xe đạt đến tốc độ cần thiết. Lượng xăng thừa bị hút vào buồng đốt sẽ tiêu hao một cách lãng phí mà không sinh ra được lực tải cần thiết cho xe.

Ngoài ra, đối với dòng xe số sử dụng chân phanh, nhiều người khi điều khiển đã vô tình tì chân vào bàn đạp phanh, làm cho má phanh của xe luôn ma sát với lốp. Điều này làm giảm tốc độ của xe khiến người lái phải tăng ga để đảm bảo tốc độ, dẫn đến tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn. Không những thế, thói quen này còn khiến phanh của xe nhanh mòn hơn.
Thêm vào đó, một số lời khuyên như tắt máy khi dừng đèn đỏ để tiết kiệm nhiên liệu cũng không chính xác trong mọi trường hợp. Khi các bạn dừng xe chờ đèn đỏ, động cơ xe sẽ chạy ở chế độ ga-răng-ti không tải nhưng cũng sẽ tiêu thụ một lượng nhiên liệu. Trong khi đó, việc đề máy trở lại sẽ gây tiêu hao khá nhiều nhiên liệu trong buồng đốt của xe. Việc tắt máy có tiết kiệm nhiên liệu hay không còn phụ thuộc vào thời gian chờ đợi và đặc tính của các loại phương tiện khác nhau.
Đặc tính kỹ thuật của xe
Mỗi chiếc xe đều có đặc tính kỹ thuật riêng làm ảnh hưởng đến lượng nhiên liệu tiêu thụ như dung tích xi-lanh và hệ thống phun xăng điện tử. Những xe có dung tích xi-lanh lớn bao giờ cũng tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn. Do đó, lời khuyên cho các bạn chính là hãy lựa chọn chiếc xe có dung tích xi-lanh phù hợp với nhu cầu di chuyển của mình để có thể sử dụng được tối đa hiệu suất của chiếc xe.
Bên cạnh đó, những dòng xe ga đời mới hiện nay như Honda Lead hay Airblade đều được trang bị hệ thống phun xăng điện tử để có thể đảm bảo được lượng nhiên liệu tiêu thụ ít nhất cho xe. Tuy giá thành những chiếc xe có hệ thống phun xăng điện tử cao hơn xe sử dụng hệ thống phun xăng thông thường nhưng lượng nhiên liệu của xe cũng được tiết kiệm đáng kể, khoảng 20%. Tất nhiên, mức tiết kiệm nhiên liệu còn phụ thuộc vào thói quen lái và tình trạng hoạt động của xe.
Khi sử dụng xe phun xăng điện tử, các bạn cần chú ý vệ sinh tấm lọc gió để luôn đảm bảo được tính ổn định cũng như tăng độ bền cho động cơ xe.
Bảo dưỡng xe để tăng hiệu suất hoạt động
Bên cạnh những yếu tố trên, việc bảo dưỡng định kỳ để luôn duy trì trạng thái hoạt động tối ưu của xe cũng rất quan trọng. Đối với các dòng xe máy phổ thông trên thị trường hiện nay, thời gian để đưa xe đi bảo dưỡng là khoảng từ 6-10 tháng hoặc mỗi khi xe đi được 6.000 km.
Quá trình bảo dưỡng xe cũng là dịp để người lái thay dầu làm mát máy, vệ sinh chế hòa khí và căn chỉnh nhiên liệu. Những yếu tố này sẽ giúp chiếc xe của bạn “ăn” ít xăng hơn so với những xe không được bảo dưỡng thường xuyên.
Trong quá trình sử dụng xe, người lái cũng nên chú ý đến các chi tiết như lốp và xích. Tuy 2 chi tiết này không liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ nhiên liệu của xe nhưng cũng có ảnh hưởng. Nếu lốp quá non sẽ làm tăng ma sát của xe với đường, từ đó bắt động cơ hoạt động nhiều hơn. Trong khi đó, nếu xích bị trùng hoặc khô dầu, xe cũng phải tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn để đảm bảo tốc độ.
Lưu ý với người lái
Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều thiết bị lắp thêm vào xe để giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn như kẹp chì van xăng hay viên phụ gia xăng. Tuy nhiên, theo anh Ngọc Anh, chủ gara Nhật-Ý Motor (1B Trần Quý Cáp, Hà Nội), những thiết bị trên thực tế không mang lại hiệu quả tiết kiệm xăng như ý muốn mà đôi khi còn gây tác dụng ngược làm hỏng xe.
Khi đưa một chiếc xe ra thị trường, nhà sản xuất đã tính toán các chi tiết trên xe sao cho có thể hoạt động ổn định nhất. Bất cứ thay đổi nào về thiết kế động cơ đều có thể gây ra sai số dẫn đến xe hoạt động không ổn định và giảm tuổi thọ của xe.

THI LÁI XE Ô TÔ


 Học viên trải qua hai phần thi : Thi lý thuyết và Thi thực hành lái xe ô tô


THI LÝ THUYẾT
Thi lý thuyết tổ chức theo hình thức trắc nghiệm, sử dụng máy tính. Có tất cả 405 câu hỏi và đáp án. Do vậy ai thuộc cả 405 câu này thì coi như chắc ăn.
Khi vào thi, sau khi người thi điền vào hạng (B1, B2, C, ...), khoá học và số báo danh, máy tính sẽ lần lượt hiện 30 câu hỏi (rút trong bộ đề 405 câu). Mỗi câu hỏi sẽ có 2, 3 hoặc 4 phương án trả lời. Nếu thấy phương án nào đúng thì bạn dùng bàn phím nhập con số tương ứng với phương án đó, tức là đánh 1, hoặc 2, hoặc 3, hoặc 4. Sau đó dùng phím mũi tên xuống để chuyển sang câu tiếp theo. Cứ thế cho đến hết 30 câu trong khoảng thời gian thi là 25 phút.
Trong quá trình hoặc sau khi trả lời xong cả 30 câu, bạn lại có thể chuyển trở lại kiểm tra những câu đã trả lời.
Trong 30 câu thường có 15 câu lý thuyết chung, 9 câu hỏi về ý nghĩa các loại biển báo và 6 câu về giải sa hình.
Trong các câu hỏi về biển báo, thường người ta cho ba biển và hỏi ý nghĩa của một trong các biển đó. Chỗ này có thể có "bẫy". Ví dụ câu hỏi có dạng "Biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?", bên dưới có ba hình vẽ và chú thích từ Hình 1 đến Hình 3. Sau đó là các phương án trả lời: 1. Hình 1. 2. Hình 2. 3. Hình 3. Nếu bạn thấy biển ở hình 2 là đúng thì chọn phương án trả lời là số 2. Nhưng rất có thể các phương án trả lời lại sắp xếp thế này: 1. Hình 1. 2. Hình 3. 3. Hình 2. Như vậy, cũng hình 2 là đúng nhưng phương án trả lời lại là số ... 3! Không đọc kỹ các câu trả lời mà ấn luôn số 2 là mất điểm đó.
Để trả lời các câu hỏi về sa hình, bạn nhớ các nguyên tắc về ưu tiên sau:
- Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất.
- Tiếp đó đến các xe ưu tiên. Trong các xe ưu tiên thì xe cứu hoả có ưu tiên cao hơn xe quân sự, xe công an, xe cứu thương.
- Tiếp đó nếu cùng là xe ưu tiên hoặc cùng là xe không ưu tiên thì xét đến đường ưu tiên, tức là xe nào nằm trên đường ưu tiên thì có quyền đi trước.
- Xe nào không vướng xe khác ở bên phải có quyền đi trước, nhưng trong vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đến từ bên trái.
- Thứ tự ưu tiên tiếp theo: xe rẽ phải, xe đi thẳng, xe rẽ trái.
Lý thuyết bạn phải đạt 26/30 điểm với B2 và 28/30 điểm với các hạng còn lại.
THI THỰC HÀNH:
1. Xuất phát
2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
3. Dừng xe, khởi hành trên dốc lên (thường gọi là đề-pa lên dốc)
4. Đi xe qua hàng đinh
5. Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z)
6. Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)
7. Ghép xe vào nơi đỗ (lùi chuồng)
8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt
9. Tăng tốc, tăng số
10. Kết thúc
Ngoài ra còn có những bài thi phụ là Dừng xe nguy hiểm và Cho xe qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
Bí quyết lớn nhất của thi lái xe trong sa hình là đi chậm, thật chậm. Đi chậm sẽ giúp ta đánh lái được chính xác, không vội vàng (khi qua chữ Z, chữ S, vào chuồng), có thời gian căn chỉnh bánh phải đi vào hàng đinh, dừng đúng chỗ và nhẹ nhàng tại điểm dừng xe nhường đường cho người đi bộ, trên dốc và trước đường sắt.
Các xe tập lái và thi thường để ga-răng-ti cao nên vào số 1, không đặt vào chân ga thì xe đi cũng đã khá nhanh. Vì vậy muốn xe đi chậm thì phải đỡ được côn, tức là chân trái ấn côn vào sâu gần hết (không ấn hết côn) và giữ nguyên ở mức đó cho đến khi xe đi chậm như mình mong muốn. Nếu đỡ côn rồi mà xe có chỗ vẫn còn nhanh thì rà phanh, tức là đạp phanh khoảng một nửa cho xe đi chậm hơn. Đỡ được côn và rà được phanh sẽ giúp bạn điều khiển chiếc xe được theo ý mình, và chân côn là cái quan trọng nhất để giúp bạn qua môn sa hình.
        Điểm thi thực hành sa hình phải đạt 80/100 mới qua được, bạn đỗ hay trượt thì xe thiết bị cũng báo cho bạn ngay luôn trên xe.
    THI ĐƯỜNG TRƯỜNG
        Là phần thi cuối cùng của thi sát hạch, đã qua được hai phân trên thì kể như đã nắm chắc trong tay phần đỗ. Tuy nhiên cũng có người trượt cả phần này, nhưng chắc là thuộc hàng hiếm. Giám khảo của Sở GTVT ngồi cạnh sẽ yêu cầu bạn các thao tác cơ bản của lái xe trên đoạn đường chừng vài trăm mét. Nói chung, đến phần này gần như là phần làm thủ tục với bên Giám khảo, nên cũng sẽ có một số phát sinh nho nhỏ nhưng dễ chiu, chủ yếu sao để có được tấm bằng, nên học viên vẫn thường vui vẻ.
       Tóm lại yếu tố quan trọng nhất vẫn là yếu tố tâm lý,  những người một đời trải qua rất nhiều kỳ thi rồi nhưng kỳ thi sát hạch lái xe vẫn run, thi xong rồi ai cũng thấy nhẹ nhàng, và một câu muôn thuở "dễ ấy mà" trên khuôn mặt rạng rỡ của những người sẵn sàng cho việc lái xe.


“Ảnh sống” siêu xe McLaren MP4-12C phiên bản triệu đô

Sẽ chỉ có ba chiếc McLaren MP4-12C "Singapore Edition" được xây dựng và mỗi chiếc có giá tới 800.000 Euro – tương đương khoảng 1,04 triệu USD.
hoc lai xe| học lái xe | day lai xe



Đây là những “hình ảnh sống” đầu tiên của siêu xe đặc biệt McLaren MP4-12C "Singapore Edition", chiếc xe được giới thiệu chính thức tại một sự kiện được tổ chức bên lề cuộc đua Công thức 1 tại Singapore, diễn ra vào cuối tuần qua.

MP4-12C "Singapore Edition" được xây dựng dưới sự hợp tác giữa McLaren và Wearnes Automotive. Chỉ có đúng ba chiếc MP4-12C "Singapore Edition" được xây dựng, và theo một vài nguồn tin không chính thức thì hai trong số ba chiếc xe đặc biệt này đã có chủ.
 
McLaren MP4-12C "Singapore Edition" được sơn màu đen-đỏ, do đó chiếc xe còn được mệnh danh là MP4-12C Fire Black. Tông màu cơ bản của MP4-12C "Singapore Edition" được lấy cảm hứng từ tông màu trên chiếc xe đua Công thức 1 của Mika Hakkinen trước đây. Cản trước của siêu xe đặc biệt này được lấy cảm hứng từ phiên bản MP4-12C HS Edition và chiếc xe đua MP4-12C GT3.
McLaren MP4-12C "Singapore Edition" còn được trang bị bộ la-zăng siêu nhẹ. Màu sơn đỏ bên sườn xe tạo ra hình ảnh logo cỡ lớn của McLaren Automotive.
Bên trong cabin, bạn sẽ ngay lập tức thấy dòng chữ "Singapore Edition" ở ngưỡng cửa. Mỗi chiếc McLaren MP4-12C "Singapore Edition" có giá lên tới 800.000 Euro – tương đương 1,28 triệu đô la Singapore, hay 1,04 triệu USD.
McLaren MP4-12C "Singapore Edition" được trang bị động cơ V8 3.8 lít, với công suất tối đa 625 mã lực, momen xoắn cực đại 600 Nm. Siêu xe cửa cắt kéo này mất 3,1 giây để tăng tốc tới 100 km/h, tốc độ tối đa đạt 333 km/h.
 

SIÊU XE

Vietnam Motorshow 2012: Cơ hội của xe nhập khẩu

                                                         đào tạo lái xe | dạy lái xe | day lai xe

(Dân trí) - Lần đầu tiên được đứng chung với các thành viên Hiệp hội lắp ráp ôtô trong nước tại một triển lãm chuyên ngành được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay, các nhà nhập khẩu và phân phối chính hãng đã có một cuộc “ra quân” không thể rầm rộ hơn…

Lần đầu xuất hiện trong Vietnam Motorshow, các thương hiệu Audi, BMW, Porsche, Luxgen, Renault, Land Rover đã trưng bày tới gần 10 mẫu xe mới, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Chúng ta hãy cùng điểm một số mẫu xe đáng chú ý tại triển lãm này, với đủ các chủng loại xe, từ các dòng xe thể thao cho đến các mẫu xe lớn SUV…
AudiHãng xe sang từ Đức này để giành hai mẫu xe; sedan A4 và SUV Q5 phiên bản mới đến tận triển lãm này mới ra mắt. Cùng với mẫu xe “đánh bóng thương hiệu” R8 Spyder, các mẫu xe này khiến triển lãm như trật trội thêm với các đại sứ thương hiệu của mình: Ngô Phương Lan, Trang Nhung, Công Vinh, Võ Việt Chung…
Hiện tại, mẫu A4 mới có giá bán 1,569 tỷ đồng sử dụng động cơ 1.8 TFSI tăng áp phun nhiên liệu trực tiếp thế hệ thứ 3 có công suất tối đa 170 mã lực, hộp số tiptronic 8 cấp với mức tiêu hao nhiên liệu giảm 25%. (mức tiêu hao 5,7 l/100km). Khả năng tiết kiệm nhiên liệu vượt trội này đạt được nhờ vào công nghệ phục hồi năng lượng và quản lý nhiệt mới giúp cho động cơ đạt được nhiệt độ vận hành tối ưu.
Đối với phiên bản Audi Q5 mới, Audi trang bị động cơ 2.0 TFSI phun xăng trực tiếp với

Đối với phiên bản Audi Q5 mới, Audi trang bị động cơ 2.0 TFSI phun xăng trực tiếp với

Đối với phiên bản Audi Q5 mới, Audi trang bị động cơ 2.0 TFSI phun xăng trực tiếp với

Đối với phiên bản Audi Q5 mới, Audi trang bị động cơ 2.0 TFSI phun xăng trực tiếp với

Đối với phiên bản Audi Q5 mới, Audi trang bị động cơ 2.0 TFSI phun xăng trực tiếp với tubo tăng áp cùng hệ dẫn động bốn bánh quattro, hộp số tiptronic 8 cấp cho công suất cực đại 225 mã lực và mức tiêu hao nhiên liệu 7.9l/100km. Audi Q5 mới có giá bán 2,018 tỷ đồng (đã bao gồm thuế GTGT, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt).
Đối với phiên bản Audi Q5 mới, Audi trang bị động cơ 2.0 TFSI phun xăng trực tiếp với

Đối với phiên bản Audi Q5 mới, Audi trang bị động cơ 2.0 TFSI phun xăng trực tiếp với

Đối với phiên bản Audi Q5 mới, Audi trang bị động cơ 2.0 TFSI phun xăng trực tiếp với
Và kể từ thời điểm này, tất cả các mẫu xe của Audi được áp dụng chế độ bảo hành mới 3 năm không giới hạn số km.
BMW
Ngôi sao của BMW tại triển lãm lần này là mẫu 6-series Gran Coupé, mẫu xe được đánh giá là thiết lập một chuẩn mực mới về phân khúc xe hạng sang và là chiếc xe thể thao coupé bốn cửa đầu tiên của tập đoàn này. Chiếc Gran Coupé này có khả năng tăng tốc từ 0-100km/h hết 5,4 giây, tốc độ tối đa 250km/h, mức tiêu hao nhiên liệu 7,7l/100km. Hiện tại mẫu xe này có giá bán 3,749 tỷ đồng (đã bao gồm thuế nhập khẩu, thuế GTGT). Và ngay trong khuôn khổ triển lãm, nhà phân phối cho biết đã có 4 chiếc Gran Coupé chuẩn bị đến tay khách hàng.
Đối với phiên bản Audi Q5 mới, Audi trang bị động cơ 2.0 TFSI phun xăng trực tiếp với

Đối với phiên bản Audi Q5 mới, Audi trang bị động cơ 2.0 TFSI phun xăng trực tiếp với

Đối với phiên bản Audi Q5 mới, Audi trang bị động cơ 2.0 TFSI phun xăng trực tiếp với

Đối với phiên bản Audi Q5 mới, Audi trang bị động cơ 2.0 TFSI phun xăng trực tiếp với
Ngoài mẫu xe này, chiếc BMW 325i convetible cũng đã chính thức ra mắt thị trường Việt Nam. Mẫu xe mui cứng này khá phù hợp với điều kiện đường sá Việt Nam, và đặc biệt giá bán dễ chịu hơn rất nhiều; 2,754 tỷ đồng. BMW 325i convetible sử dụng động cơ I6 dung tích 2.5l với công suất tối đa 218 mã lực, momen xoắn cực đại 250 mã lực, thời gian tăng tốc từ 0 – 100 km/h hết 8,4 giây, vận tốc tối đa 245km/h cùng mức tiêu hao nhiên liệu 8.8l/100km.

Renault Mégane RS

Renault Mégane RS

Renault Mégane RS
Renault Mégane RS
Chiếc xe thể thao coupé 2+2 giữ bí mật đến phút cuối sự có mặt của mình tại triển lãm lần này. Tham gia vào phân khúc khá khó tính, chiếc Mégane sẽ là đối thử trực tiếp đối với Volkswagen Scirocco 2.0l, thấp hơn một chút là Hyundai Genesis coupé…
Mẫu xe này thực sự khiến nhiều người thắc mắc liệu Renault lại đưa thêm một mẫu xe để đánh bóng hình ảnh trong triển lãm lần này, cùng với mẫu xe đua F1, chiếc Lotus Renault GP R31. Tuy nhiên, cũng rất nhanh chóng, hãng xe Pháp này đã khẳng định mẫu xe này tại Việt Nam, với giá bán 1,499 tỷ đồng (đã bao gồm các loại thuế). Và cũng trong dịp này, Renault đã công bố giá bán mới của mình cho các dòng xe của hãng, có hiệu lực từ ngày 26/9/2012
Renault Mégane RS

Renault Mégane RS
Renault Mégane RS
Megane RS mẫu xe bán chạy nhất trong thị trường phân khúc C với doanh số hơn 12.500 xe tại hơn 40 nước trên toàn thế giới tính từ thời điểm ra mắt tại châu Âu tháng 1/2010. Megane RS đã thu hút được sự hâm mộ của khách hàng toàn cầu, từ châu Âu tới Nam Mỹ, Nhật Bản, Australia và Nam Phi. Và mẫu Megane RS do Renault Việt Nam phân phối được sản xuất tại nhà máy Renault Tây Ban Nha, được trang bị động cơ I4 2.0 xăng tăng áp, 16 van DOHC cùng hộp số sàn 6 cấp, công suất tối đa 265 mã lực, khả năng tăng tốc từ 0 -100km/h trong 6 giây.
Mẫu xe
Giá bán
(đồng)
Mức giảm
(đồng)
Koleos 2
1,490 tỷ
104 triệu
Latitude 2.0
1,378 tỷ
72 triệu
Việt Hưng
Vietnam Motorshow 2012: Cơ hội của xe nhập khẩu
Thêm chú thích
Vietnam Motorshow 2012: Cơ hội của xe nhập khẩu 10 5 1

Thư Ngỏ

             Trung tâm Dạy nghề và Đào tạo sát hạch lái xe Hà Nội
             Văn phòng tuyển sinh: 55A Nguyễn Khang - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội
          Lời đầu tiên thay mặt cho trung tâm dạy nghề và đào tạo sát hạch lái xe Hà Nội, chúng tôi xin gửi tới Quý khách, Quý học viên lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.

        Trải qua nhiều năm hoạt động về lĩnh vực Dạy nghề và Đào tạo sát hạch lái xe. Trung tâm chúng tôi đã tạo cho mình một thương hiệu có uy tín tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.  

       Trung tâm dạy nghề và đào tạo sát hạch lái xe Hà Nội được xây dựng trong khuân viên trên 4 ha với lưu lượng ngày đầu thành lập là 800 học viên. Nay Trung Tâm đã có lưu lượng 1.450 học viên. Trung tâm có 02 sân tập và thi sát hạch tại trung tâm, 01 hội trường lớn, 01 hội trường nhỏ, 02 phòng học nghiệp vụ vận tải, 02 phòng học kỹ thuật lái xe, phòng học luật giao thông, nhà điều hành, nhà ở cho giáo viên, học viên ở xa, căng tin phục vụ ăn uống, cây xăng, xưởng sửa chữa, nhà để xe.

       Với ngày đầu thành lập Trung Tâm có trên 100 giáo viên, nay Trung Tâm có trên 200 giáo viên có thâm niên lái xe an toàn tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trình độ trung cấp sơ cấp kỹ thuật nghề. 100% giáo viên đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm và khóa tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe do sở giao thông vận tải Hà Nội tổ chức.
      Hiện tại trung tâm đang có trên 200 xe học thực hành đời mới mang nhãn hiệu Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam liên doanh. Và 29 xe gắn thiết bị cảm ứng chấm điểm tự động phục vụ cho tổng ôn và thi sát hạch.
Là một trung tâm lớn tại Hà Nội hoạt động chuyên về lĩnh vực đào tạo và sát hạch cấp bằng lái xe các hạng B2, C... Sau nhiều năm hoạt động được sự tin tưởng của quý học viên trung tâm chúng tôi đã không ngừng đầu tư trang thiết bị đồ dùng học tập và nâng cao chất lượng đào tạo.

       Để đáp lại sự tin tưởng của quý học viên chúng tôi luôn “nói không với tiêu cực” và luôn nâng cao chất lượng giảng dạy, đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho học tập để mỗi Học viên sau khóa học không chỉ là có được “GPLX” mà điều quan trọng đáng quý là có được kỹ năng lái xe chuẩn mực. Đồng thời quý học viên nắm bắt được đầy đủ các kiến thức cơ bản về xe, về Luật Giao Thông để chấp hành Luật tốt và an toàn khi tham gia Giao Thông, góp phần nào cho quý học viên vững bước trên đường thành công và phát triển sự nghiệp.
Tất cả ban Lãnh Đạo tập thể giáo viên, CBCNV Trung Tâm đều hiểu rằng “có 1 thứ mà Trung Tâm nào cũng muốn có đó là Thương Hiệu”, chính vì vậy ban Lãnh Đạo Trung Tâm, tập thể giáo viên, CBCNV đều cố gắng trau dồi kiến thức, kỹ năng thường xuyên để phục vụ cho việc giảng dạy và truyền đạt tới quý học viên một cách tận tình, chu đáo và có hiệu quả tốt nhất…

Bằng việc áp dụng cơ chế quản lý riêng, đến với trung tâm chúng tôi quý học viên cảm thấy thoải mái, tự tin khi đi học, cách quản lý của chúng tôi từ học viên - đến văn phòng – đến trung tâm, không qua một khâu trung gian như văn phòng trung gian, thầy giáo hay hình thức khác… Do đó, trong quá trình học tập học viên sẽ không có những tiêu cực, phát sinh gây khó chịu, lãng phí cho học viên. Đến với trung tâm chúng tôi, quý học viên chỉ phải đóng học phí và chi phí một lần duy nhất : ở tại văn phòng sau: 
       55A Nguyễn Khang - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội. TEL : 04 3990 5929 .Mobile : 0913 00 88 91

Trung Tâm Dạy Nghề và Đào Tạo sát hạch lái xe Hà Nội luôn được sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội TP Hà Nội cùng với Sở Giao Thông Vận Tải TP Hà Nội đánh giá cao về chất lượng đào tạo trong những năm qua.
Lời cuối chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý khách, quý học viên đã ghé thăm " http://hoclaixeotosviet.com/
                      VPTS: 55A Nguyễn Khang - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội
                      ĐTVP: 04 3990 5929 Mail: hoclaixehanoi@gmail.com

Điều 60.Tuổi, sức khỏe của người lái xe


Điều 60.Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.
>>> Học lái xe ô tô tại hà nội

Các Comment Của Các Bác Tài.Mọi người tham khảo nhé

Cách lái xe trong thành phố

Cháu mới lấy bằng lái B2 nhưng đi trong thành phố mới được có 3 tiếng (có thầy kèm kế bên) nên chẳng có nhiều kinh nghiệm. Cháu muốn hỏi mọi người kinh nghiệm lái xe trong thành phố, cách kết hợp côn với số với thắng (Hồng An).
Khoảng cách tối đa với xe phía trước để nhận biết nên đổi số hoặc đạp thắng. Còn cái này nữa ạ, lúc cháu đi với thầy, đến đoạn đường đông thầy đạp thắng giùm cháu, nếu thầy đạp thắng mà cháu không đạp côn thì xe chết máy (lúc đó lại bị la), rút kinh nghiệm thấy thầy sắp đạp thắng cháu đạp côn để xe không bị chết máy.
Nhưng cháu chẳng biết đạp thắng thế nào cho đúng, cứ đạp sâu là xe chết máy, mà đạp nông nông thì chẳng ăn thua gì cả. Cháu hỏi thầy thì thầy bảo khi xe không dừng hẳn thì không chết máy, hoặc là đạp thắng sâu xuống rồi bỏ ra ngay lập tức thì xe vừa giảm tốc độ vừa không chết máy, thế có đúng không ạ.
Cảm ơn mọi người đã giúp cháu
>>>> học lái xe ô tô tịa hà nội
-------------------------------------------
Thầy dạy thế là hại bạn rồi
Hic, Thầy bạn dạy bạn kiểu đó là dạy cách giết người rồi. Một ông Thầy tốt không bao giờ đạp Thắng cho học trò mà chỉ cho học trò biết cách đạp thắng. Ông Thầy bạn chỉ đạp thắng khi mà bạn sắp gây tai nạn hoặc sắp đi về bên kia thế giới. Mặt khác nói với ông Thầy bạn là nếu cho mình ngồi ghế phụ rồi mình đạp thắng để thử xem ổng có đạp kịp côn không? Lái xe thì phải tập trung ở đường chứ không lẽ cứ nhìn vào chân ông ngồi bên cạnh xem có làm gì không à.
Theo mình bạn nên mang xe ra đi ở chỗ đường vắng trước, nói một ai đó ngồi bên cạnh hoặc chả cần ai ngồi bên cạnh cũng được. Di để cảm nhận côn, số và phanh của xe. Lấy một điểm phía trước làm mốc và đi với nhiều tốc độ đến đó để dừng xe trước điểm đó và hình dung đó là người đi bộ hay ô tô trước mặt.
Nếu phải đi ra đường phố đông, tạm thời bạn đừng đi nhanh, đừng bám xe trước nhiều quá, thằng nào phía sau bóp kèn kệ nó thôi Nói chung là mới tập lái như bạn mà lại được dạy theo cách đó, đi ra đường mà bạn phóng ào ào ngay thì kiểu gì trên báo cũng có bài "tai nạn liên hoàn không biết chạy trốn"
Chúc bạn bình tĩnh khi lái xe
Lai xe
Cách mình thường sử dụng nè
Khi đi trong TP tất nhiên là phải đi chậm, như vậy khi cần thắng thì trước hết đạp lút chân côn rồi chân thắng từ từ nhấp nhả (đừng đạp thắng giữ luôn hại phanh lắm) cứ thế để xe trôi theo quán tính. Khi chuẩn bị đi tiếp thì về số 1 (hoặc số 2 nếu xe còn quán tính di chuyển). Đây là cách mình thường sử dụng, tuy hơi mỏi chân nhưng được cái không vê côn (ít mòn côn).
Nếu muốn đỡ mỏi chân thì khi đạp lút chân côn , trả số mo sau đó bỏ chân côn ra.
osurio
Cách lái xe trong thành phố
Bạn nói gì mà tôi chẳng thấy đúng gì cả, theo kinh nghiệm của tôi thì bạn cần phải bổ túc thêm vài buổi nữa cho nó yên tâm.
Thứ nhất: đi xe ô tô trong thành phố phải nhuần nhuyễn côn ga và phanh. và bạn nên nhớ, côn ra thì ga vào. không nên đạp phanh đột ngột dễ bị xe khác tông vào đít xe bạn lắm.
Thứ hai: Muốn xe không chết máy khi đạp phanh thì bạn làm như trên, giảm ga, rà rà chân phanh, khi xe chuan bị dừng hẳn (đỗ xe ở đèn đỏ) thì bạn đạp côn . đồng thời đạp hết chân phanh, rồi về số 0.
Thứ ba: Muốn xuất phát cũng vậy nhưng ngược lại, tốt nhất cứ từ từ bình tĩnh mà làm, đừng vội vàng, khi nào nhuần nhuyễn rồi mới tính chuyện đi nhanh, đi vội bạn ạ.
Thứ tư: Tuyệt đối không được uống một ngụm rượu, ngụm bia nào, sẽ rất nguy hiểm cho mình và cho người khác.
Thứ năm: Không nên đi xe số tự động ngay khi mới học lại xe, sẽ rất nguy hiểm vì rất dễ bị tăng tốc đột ngột hoặc phanh gấp.
Thứ sau: Hãy học cách lái xe an toàn ở mọi lúc, mọi nơi.
Chúc bạn may mắn
moto&auto
Dùng côn đúng cách
Nguyên tắc lái xe số tay trong thành phố là đạp nhanh nhả từ từ, do những chiếc xe tập lái đuợc thiết kế lại nên mới cần rà côn rồi đạp thắng, nhưng những chiếc xe đời mới hiện giờ thì ko nên rà côn để giảm tốc rồi mới đạp phanh, vì làm vậy rất dễ hư côn. Chạy xe đời sau này thì bạn chỉ cần đạp phanh luôn mà ko cần phải đạp côn truớc, nếu phải giảm tốc đột ngột thì bạn đạp phanh, đồng thời cũng đạp côn nhanh rồi về số.
Về lái xe trong phố thì phải thuờng xuyên liếc mắt nhìn 2 kính hậu, và kính đàm thoại để có thể định hình và kiểm sóat tốt chuớng ngại vật quanh xe, cụ thể là xe 2 bánh. Khoảng cách 2 xe phía truớc thì lúc mới lái xe, bạn cứ giữ khoảng cách an toàn là 3 - 5 mét. Nếu chưa đủ tự tin thì bạn dùng xe 2 bánh của nha bạn, dựng truớc đầu xe ô tô khaỏng 3 mét, rồi vào ghế lái, xem thử vị trí tuơng đối của xe 2 bánh lúc ngồi trong xe là thế nào, rồi ra đuờng thì bạn chừa xa xa hơn là ok thôi.
Chúc bạn lái xe an toàn.
yêu xe
Không có gì là không thể...
Chào bạn, Mình muốn chia sẻ chút kinh nghiệm lái xe với bạn. Khi bạn đi xe trong thành phố, điều trước tiên bạn cần phải lưu ý là luôn tập trung để ý sự việc trên đường, mỗi khi sử dụng thắng, côn, ga không bao giờ được nhìn xuống. Khi đang đi trên đường chân trái không cần phải để trên bàn đạp côn. Khi tới đoạn đường đông từ từ rà phanh.
Nếu trong trường hợp phải phanh gấp thì đạp 2 chân phanh + côn cùng 1 lúc. Sau đó nhả chân phanh ra trước và đồng thời tay kéo cần số về số 1, và từ từ nhả dần chân côn để xe tiếp tục đi. Hiện tại mình cũng rảnh. Nếu như bạn cần mình trao đổi thêm thì mình sẵn sàng làm phụ xe cho ban, hướng dẫn bạn đến khi đi tốt thì thôi. Yên tâm là miễn phí hoàn toàn nha. LH với mình theo số này: 0936.362.363. Chúc bạn một ngày tốt lành...
Nguyen Long
Góp ý
Bạn tôi vừa học xong B2 bây giờ đã có bằng rồi. Theo tôi kinh nghiện đi trong thành phố nơi đông người thì cần nhưng yêu tố sau: Đi đúng phần đường của mình, xử lý dứt khoát các tình huồng, quan sát tốt và phán đoán tình huống xảy ra và điều quan trong hơn là phải tỉnh táo tàu nhá.
Căn đầu xe và đuôi xe như sau: đâu xe thi ban nhin thấy điểm đầu nắp capô cách đuôi xe truớc trừng 30cm la oke xe may k lách vào đc mà lại an toàn con đuôi xe thì đơn gian hơn chỉ cần để ý lúc lùi xe thôi còn bình thuờng thì không cần vì không ai đâm vào đít xe bạn đâu.
Sợ đền bù thiệt hại mà lúc lùi xe trên đuờng thì bạn nhìn vào thành xe xem nó song song với vỉa he chưa nếu chưa thì chỉnh cho song song. Sử dụng côn với ga như sau: cứ côn ra thì ga vào. Côn có 2 nấc côn nấc 1 đạp hết côn để vào số hoặc dừng xe mà không bị chết máy, lúc ban nhả côn ra đến lúc thấy tiếng động cơ êm và xe rung nhẹ là xe chuyển động. Cái nay đều do khả năng của từng nguời cảm nhận nhanh hay chậm đêu do lái ít hay lái nhiều là có kinh nghiệm thôi. Chỗ nào không đúng thì các Bác cùng chỉ bảo nhá.
Chúc mọi nguời lái xe an toàn!
Hoàng Tùng
Lái xe trong phố
Thật vất vả cho bạn khi mới có bằng mà thường xuyên phải đi vào phố, đặc biệt là Hà Nội giờ tan tầm. Tuy nhiên tôi có một chút kinh nghiệm hướng dẫn bạn như sau:
- Thứ nhất: Vì bạn mới có bằng nên kinh nghiệm chư nhiều do đó khi đi trong phố bạn cứ đạp 1/2 côn và tì một chút phanh cho xe đi chậm và chạy bằng garanti (trong trường hợp bị tắc đường).
- Thứ hai: Nếu đường không tắc thì bạn cứ đi bình thường, tuy nhiên chân ga đạp ít thôi, đồng hồ tốc độ chỉ nên để khoảng 30km/h trở lại để còn dễ xử lý. Lưu ý trước khi phanh bạn nên bình tĩnh đạp hết côn rồi phanh từ từ nếu chướng ngại vật không quá gần, vì đạp mạnh phanh xe sẽ bị giật.
- Thứ ba: Cách nói như thầy bạn là hoàn toàn đúng, tuy nhiên bạn phải làm được đúng như thế thì mới không bị chết máy (nếu bạn đạp mạnh phanh mà chỉ cần giữ khoảng 2 giây thôi thì xe ban đã chết máy rồi)
Everning Star
Cách lái xe trong thành phố
Thầy bạn dạy thế là sai rồi, Bạn nên chú ý khi lái xe trong thành phố: các thuật ngữ sau bạn nên học từ từ:
1 - Không gian: Khi lái xe trong thành phố, bạn nên chú ý giữ khoảng cách với xe trước (nên khoảng từ 1-2m, và chú ý đèn phanh của họ), đối với xe máy, bạn ko phải lo lắng điều này, vì trình độ đi xe máy của Việt nam là số 1, với tốc độ đi chậm của bạn thì họ sẽ tự tránh mình nhưng bạn phải chủ động.
2 - Chủ quan: thuật ngữ này là ở bạn, có nghĩa là bạn chân côn số của bạn phải mịn, cách luyện tập: bạn ra đường vắng(thật vắng) lái xe tốc độ khoảng 30-40km/h sau đó thực hiện động tác phanh nhanh và kết hợp về số (đừng để tắt máy) rồi tiếp tục chạy.
3 - Bạn phải chú ý một điều, phai luôn luôn chủ động trong mọi tình huống.
4 - Và bạn phải biết: khi gặp sự cố: trong khoảng thời gian 3-5s, bạn phải thực hiện 6-7 động tác: Còi, côn, phanh, về số, liếc gương trái, gương phải, gương giữa, giữ tay lái thăng bằng.
5 - Và Kinh nghiệm của bạn sẽ có sau thời gian chạy xe Chúc bạn thành công.
Bidoll
Kinh nghiệm của lái mới
Mình cũng lấy bằng chưa lâu nhưng thời gian đi trong phố cũng nhiều, lái mới chia sẻ vài kinh nghiệm nhỏ với nhau vậy: Ở những chỗ không quá đông, tầm 30-40km/h để số 3 - 4 là đi khá thoải mái, cứ cách xe trước chừng 3-5m là được, khi cần giảm tốc thì nên nhấp phanh trước khi đạp côn (chỉ cần rà nhẹ phanh) khi cảm giác sắp chết máy thì đạp nhẹ chút côn (đỡ côn). (Không đồng ý với bạn osurio là đạp hết côn trước khi phanh, lúc này đảm bảo xe không chết máy nhưng theo quán tính xe sẽ đi nhanh hơn, rất dễ cuống, phanh gấp rồi lại phải khởi động từ số 1-2). Sau đó tùy tình huống: nếu đi tiếp khi còn quán tính thì đệm tí ga, nhả côn là được hoặc gần như phải dừng hẳn hay bò thật chậm thì đạp hết côn về đi số 2, có tí quán tính lên số 3 ngay cũng được.
Với lái mới, việc đi trong phố phải rà côn, thậm chí có lúc chết máy là bình thường và phải chấp nhận, đừng để cảm giác xấu hổ khi chết máy, ga to, đi chậm, bị xe sau thổi kèn bóp còi chi phối bạn, nên tập trung vào xử lý để tránh đâm va là cần thiết hơn. Bạn nên đi ở chỗ không quá đông, tránh những dốc cao có khả năng phải xử lý đề pa khi phối hợp côn, phanh chưa tốt.
Dần dần sẽ có "cảm giác", cảm giác này khó giải thích lắm, nó tùy vào từng xe, từng người khác nhau: như bạn bảo bạn đạp phanh nông thì không ăn thua, đấy chắc là xe tập lái, phanh mòn rồi, bạn từ từ đạp sâu thêm chút nữa thôi chứ xe mới thì nhấp nhấp chút xíu là ok rồi. Tốt nhất là cứ tập/đi 1 xe cho thành thục, đổi xe khác là côn, ga, phanh với cả cảm giác khoảng cách khác nhau rồi.
Chúc bạn lái xe an toàn!
SIMBA
Đạp côn và thắng đúng cách.
Bạn thân mến! Trăn trở của bạn cũng là trăn trở của hầu hết những người học lái xe hoặc mới lái. Việc lái một chiếc xe thì ko khó, nhưng lái đúng chuẩn, an toàn, bền xe và hiểu luật giao thông, hiểu xe mới khó. việc học đầu tiên khi thực hành là bạn phải hiểu nguyên lý vận hành, cấu tạo cơ bản, cấu hình của chiếc xe mình định lái. Đối với xe tự động thì đơn giản hơn, nhưng xe số tay bạn cần nắm đc các thông tin đó, để cảm nhận khi vận hành chiếc xe nó giống như kẻ nô nệ thuần thục đang nghe lời bạn. còn khi bạn lái chúng mà cảm thấy như bạn đang phục vụ chúng thì chưa đc.
Kỹ thuật côn và phanh rất khác nhau ở các điều kiện vận hành của đường. Ví dụ: xe đang chạy đường phẳng. bạn cần phải phanh dừng hằn, thì trước khi dừng hẳn ở vận tốc khoảng 5 đến 10 km/h bạn nên đạp hết côn để tránh chết máy (lưu ý là khi xe đang chạy tốc độ chậm hoặc trong phố đông người, và về số thấp trước khi dừng hẳn) ; nếu bạn đang đổ đèo với vận tốc trung bình mà bạn ngắt côn lâu, thường xuyên là rất nguy hiểm.
Khi bạn đạp phanh dừng hẳn xe rồi và có ý định đi tiếp thì thao tác như sau: chân công đạp hết, phanh dừng hẳn xe thì nhả phanh trước, côn ra từ từ sau (lưu ý là đường bằng và đổi số trước khi xe dừng hăn) còn nếu xe đang lên dốc thì bạn lại nhả côn trước sao cho đồng hồ động cơ khoảng gần 1000 vòng phút (tuỳ thuộc từng xe và độ quen xe) rồi sau đó nhả phanh. nếu thiếu thì cho thêm chút ga, nhưng phải để ý đến khoảng cách với xe đằng trước.
Tóm lại; bạn cần chạy nhiều, mỗi khi chạy cần cảm nhận động cơ, cảm nhận phanh và tay lái. chúc bạn lái xe an toàn!
Trần văn thạnh
Một số lưu ý khi lái xe trong thành phố!
Bạn yên tâm, cứ mạnh dạn rồi sẽ quen thôi. Nên lưu ý một số điểm sau:
- Đi khám mắt ngay nếu thấy chiều chiều là bị quáng gà. Vì chạy xe mà không rõ đường sẽ rất nguy hiểm, dễ dẫn đến va quệt.
- Nếu đường có dải ngăn cách cứng (con lươn) thì cố gắng đi sát con lươn, đừng để một khoảng hở vừa đủ cho xe đạp, xe máy lọt vào.
-Nếu trong trường hợp xe phải bò do tắc đường thì cũng nên cố gắng giữ khoảng cách với xe phía trước sao cho đủ rộng để không "hôn" và đủ hẹp để xe máy không lọt qua được.
- Trong trường hợp tắc đường thì cố gắng kiên nhẫn, không nên tìm mọi cách để thoát ra vì điều này chỉ có làm cho tình hình phức tạp thêm.
- Khi đường đông tuyệt đối không quay đầu xe, điều này rất dễ dẫn đến kẹt xe cả con đường.... Trên đây là một vài điều bạn nên lưu ý khi lái xe trong thành phố. Chúc bạn lái xe an toàn!
Nhóm Kỹ Thuật Vctel.com

HỌC LÁI XE Ô TÔ TẠI HÀ NỘI

            Lời Ngỏ

Tại sao bạn phải đi học lái xe ở những trung tâm uy tín hàng đầu? Điều băn khoăn nhất của bạn khi quyết định đi học lái xe là gì? Chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn, đó là yếu tố "cơ bản" và "chuyên nghiệp". Trung tâm của chúng tôi sẽ đào tạo bạn đi từ cơ bản đến chuyên nghiệp, từ một người chưa biết gì về xe hơi trở thành một tay lái cừ khôi. Với cách quản lý hoàn toàn mới mẻ, cách thức đào tạo bài bản có hệ thống và chi phí rất cạnh tranh. Chúng tôi đã và đang phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo lái xe hàng đầu Việt Nam!

Bạn hãy đăng ký học ngay hôm nay để được đi học sớm nhất và thi sớm nhất có thể !

1. Các lớp học lái xe



Lớp Chuẩn Hạng B2
Lớp Nâng Hạng D E F

Lớp VIP Hạng B2
Lớp Xe Máy A1

Lớp Chuẩn Hạng C
Bổ Túc Tay Lái

Bạn có thể đến trực tiếp tại văn phòng Tuyển sinh Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Hùng Vương Hà Nội ở số 53 Nguyễn Khang – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội để được tư vấn và đăng ký hồ sơ, hoặc bạn đăng ký trực tuyến với trung tôi, chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn và đến tận nơi làm hồ sơ thủ tục cho bạn.


2. Hồ sơ gồm những gì? 
Bạn chỉ cần chuẩn bị:

+ 10 ảnh 3x4

+ CMTND Photo hai mặt không cần công chứng

Về ảnh thì sử dụng ảnh chụp mặc áo có cổ (nên dùng ảnh đẹp vì sau này sẽ dán vào bằng lái xe). Trên CMTND nếu địa chỉ hộ khẩu không trùng thì bạn phải cung cấp thật chính xác địa chỉ hộ khẩu để sau này giấy phép lái xecủa bạn không bị sai.

Các thủ tục còn lại như Đơn xin học, hồ sơ, Giấy khám sức khỏe, trung tâm sẽ hoàn thiện cho học viên.

3. Đăng ký xong khi nào được đi học

Nếu bạn đăng ký thì bạn được đi học ngay, không phải chờ đợi. Trung tâm mỗi tháng khai giảng một khóa, đồng nghĩa với tốt nghiệp một khóa, do đó chỉ trong vòng 3 tháng bạn sẽ được thi.

4. Có gì đảm bảo là trong quá trình học không phát sinh kinh phí?

Chúng tôi xin cam kết với các học viên tham gia học tập tại TT của chúng tôi bằng uy tín nghề nghiệp và thương hiệu Hùng Vương mà chúng tôi đã và đang cố gắng xây dựng về một phong cách đào tạo mới khác hẳn những bất cập tồn tại ở các Trung tâm khác. Nếu có bất cứ một ép buộc nào gây phát sinh kinh phí từ thầy giáo hoặc nhân viên của TT, xin mời các bạn ghi lại tên, số thẻ và gọi ngay cho chúng tôi: 04.3990.5929, chúng tôi sẽ có hình thức xử phạt và đền bù chi phí đó cho các bạn.

5. Chúng tôi phải đi đến bãi tập bằng cách nào đây?

Việc này rất đơn giản, học viên tâp trung tại bãi gửi xe cố định mà TT bố trí sẵn để gửi xe và xe của TT đưa tới trụ sở chính của TT và cũng là nơi bạn học và thi . Sau đó, sẽ đón các bạn trở về sau mỗi buổi học.

6. Chúng tôi phải bắt đầu học như nào?

TT bao gồm có phòng máy học lý thuyết, sân cân lái, sân hình. Để học lái chúng ta nhận giáo viên hướng dẫn:

- Với những người bắt đầu từ đầu phải mất một buổi học cân lái từ sân cân lái để học cách đề xe, và các thao tác cơ bản để điều khiển xe.

- Với 1 số trường hợp đã biết lái cơ bản sẽ được giáo viên cho lên sân hình học sa hình ngay trong buổi đầu tiên.

7. Tôi được học bao nhiêu buổi trong 1 khoá?

Học viên thân mến, trong một khoá học kéo dài 3 tháng (các bạn được học suốt thời gian đào tạo của khoá học vào bất kể ngày nào (kể cả thứ 7, CN) trừ ngày lễ tết đã quy định hoặc ngày thi của khoá trước, không giới hạn số buổi học cho 1 người trong 1 khoá. Bạn có thể học khi rảnh rỗi, có thể nghỉ khi bận, thầy giáo sẽ bắt đầu cho buổi học mới của bạn từ những gì bạn đã học được.

8. Trong một khoá học học viên sẽ được học với nhiều thầy đúng không ạ?

Vâng. Bên Trung tâm tôi sẽ có 1 thầy dạy cho bạn từ đầu tới cuối. Thầy sẽ dạy cho bạn tất cả mọi kỹ năng và biết được tất cả điểm mạnh, điểm yếu của bạn. Điểm nào yếu thầy sẽ dạy  lại cho bạn ngay. 

9. Trung tâm thường đào tạo bằng xe gì?

Ở trung tâm có cả trăm xe oto cho bạn lựa chọn đủ loại xe cho hạng B2, C, D, E. Nhiều nhất là xe của hạng B2 bao gồm: KIA và LANOS, bình thường thì điều xe nào đi xe đấy nhưng nếu bạn cảm thấy yếu xe nào thì nên chọn xe đấy để bổ sung cho mình những kinh nghiệm học và lái xe.

10. Học cả ngày tại TT thì chúng tôi ăn, nghỉ trưa như thế nào?

Vì phải học cả ngày tại sân bãi của TT nên các bạn tự túc ăn trưa tại Căng tin của TT. Trung tâm có KTX cho những người ở xa, có chỗ nghỉ trưa cho các học viên.

11. Hình thức thi như thế nào vậy?

Có 2 lần thi chính (gồm thi lý thuyết và thực hành):

- Lần 1 là thi tốt nghiệp: Lần thi này là do TT tổ chức, các bạn thi tại trường tập hàng ngày và được TT cấp chứng chỉ tốt nghiệp nếu thi đỗ, nếu trượt các bạn phải thi lại. Căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp các bạn sẽ có danh sách thi sát hạch (thi cấp GPLX);

- Lần 2 là thi sát hạch: Lần thi này do Sở GT-CC tổ chức sát hạch cho tất cả những người đã đậu lần thi tốt nghiệp tại TT, thi sát hạch thì có thêm phần thi đường trường.

12. Sau bao lâu thì có giấy phép lái xe ạ?
>>> học lái xe ô tô tại hà nội
- Sau khi thi sát hạch 7- 10 ngày

13. Đạt bao nhiêu điểm thì đậu?

- Lý thuyết có 30 câu nằm trong 405 câu hỏi lý thuyết, mỗi học viên đạt 26/30 câu là đủ điểm đạt với B2, các hạng còn lại là 28/30

- Thực hành có 10 bài thi thực hành tương ứng với 100 điểm và nếu bạn đạt 80/100 điểm là đủ điểm đạt.